Kinh tế Cộng_hòa_Dân_chủ_Đức

Bài chi tiết: Kinh tế Đông Đức
Hoạt động kinh tế tại Cộng hoà Dân chủ Đức.

Nền kinh tế Đông Đức có sự khởi đầu thấp kém từ sau Thế chiến II. Trong năm 1945 và 1946 Quân đội Xô viết đã lấy đi các tuyến đường sắt và các nhà máy. Tới đầu thập niên 1950 Liên bang Xô viết nhận bồi thường chiến tranh dưới hình thức các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp và yêu cầu các khoản bồi thường nặng nề khác.[3] Hạ Silesia, nơi có các mỏ than, và Stettin, cảng tự nhiên thuận lợi, đã được trao cho Ba Lan.

Giống như các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, Đông Đức có một nền kinh tế tập trung kế hoạch hoá, tương tự như nền kinh tế Liên Xô, trái ngược với các nền kinh tế thị trường hay kinh tế hỗn hợp của hầu hết các quốc gia Tây Âu. Cộng hoà Dân chủ Đức gia nhập khối thương mại COMECON năm 1950. Các mục tiêu sản xuất, giá cả và việc bố trí cung cấp vật tư đều do nhà nước đề ra, chuyển các quyết định đó thành kế hoạch hay các kế hoạch cụ thể. Các phương tiện sản xuất hầu như đều thuộc sở hữu nhà nước. Ví dụ, năm 1985, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay các hợp tác xã chiếm 96.7 phần trăm tổng thu nhập thực của quốc gia.

Để đảm bảo giá cả ổn định cho người dân, nhà nước bao cấp 80% chi phí cho các sản phẩm thiết yếu, từ bánh mì cho tới nhà cửa. Thu nhập trên đầu người năm 1984 được ước tính khoảng $9,800 (xấp xỉ $21.000 dollar năm 2008), dù tỷ lệ chuyển đổi ngoại tệ được sử dụng để tính toán có thể không phản ánh đúng sức mua. Năm 1976 tăng trưởng GDP bình quân khoảng 5.9%.[15]

Các sản phẩm xuất khẩu gồm máy ảnh với nhãn hiệu Praktica, ô tô với các nhãn hiệu Trabant, WartburgIFA, súng săn, kính lục phânđồng hồ.

Với những người tiêu dùng Đông Đức, hàng hoá luôn thiếu hụt. Tới tận thập niên 1960 các loại hàng hoá căn bản như đường và cà phê vẫn thiếu thốn, dù có một số khác biệt; trong khi giá cà phê đắt (xấp xỉ 1US$ cho 200g), bánh mì giá chưa tới 1 cent. Năm 1989, thời gian một người phải chờ đợi để mua được một chiếc xe Wartburg mới khoảng 13 năm.[cần dẫn nguồn] Những người Đông Đức có bạn bè hoặc họ hàng ở Tây Đức (hay những người có thể tiếp cận ngoại tệ mạnh), và có tài khoản ngoại tệ Staatsbank có thể mua cả các sản phẩm phương Tây và sản phẩm chỉ dành cho xuất khẩu của Đông Đức tại Intershop. Cách khác để mua được các mặt hàng hiếm là qua công ty Jauerfood của Đan Mạch, hay qua công ty quá tặng qua thư Genex.

Trabant là công ty sản xuất ô tô lớn nhất tại Cộng hoà Dân chủ Đức.

Lực đẩy duy nhất của nền kinh tế Đức, cũng như của tất cả các khía cạnh khác của xã hội, là Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa Đức (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands (SED), đặc biệt là giới lãnh đạo cấp cao của nó. Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình duy nhất và chính thức trong các đại hội đảng, khi nó thông qua báo cáo của tổng thư ký, và khi thông qua kế hoạch dự thảo cho giai đoạn năm năm tiếp theo.

Lĩnh vực tư nhân nhỏ bé nhưng không tồn tại. Năm 1985 khoảng 2.8 phần trăm sản phẩm quốc nội thuộc các doanh nghiệp tư nhân. Lĩnh vực tư nhân gồm những người nông dân và làm vườn; các ngư dân tự do, người bán buôn, và người bán lẻ; và những người được sử dụng trong cái gọi là các hoạt động tự do (nghệ sĩ, tác gia và những người khác). Dù là tự kinh doanh, họ vẫn bị quản lý chặt chẽ, thuế đánh vào họ trong một số trường hợp có thể cao hơn 90%. Số lượng người hoạt động trong lĩnh vực tư nhân tăng chậm. Theo các thống kê của Đông Đức, năm 1985 có khoảng 176.800 người làm tư, tăng thêm 500 so với năm 1984. Một số lĩnh vực tư nhân khá quan trọng với hệ thống bởi những người thợ thủ công cung cấp các phụ tùng hiếm, việc sản xuất ra chúng thường rất chậm chạp trong nền kinh tế kế hoạch của Cộng hoà Dân chủ Đức.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_hòa_Dân_chủ_Đức http://www.cbc.ca/sports/amateur/story/2006/12/13/... http://www.axishistory.com/index.php?id=5528 http://colnect.com/en/stamps/series/country/2979 http://www.country-studies.com/germany/population-... http://findarticles.com/p/articles/mi_m1052/is_n4_... http://www.germannotes.com/hist_east_wall.shtml http://sports.espn.go.com/oly/news/story?id=269603... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9D0... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?sec=hea... http://www.nytimes.com/2004/01/26/sports/otherspor...